Những doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Mặc dù thuật ngữ AI chỉ mới thịnh hành ở Việt Nam trong vài năm gần đây, nhưng đã có nhiều tổ chức – doanh nghiệp áp dụng nó vào công việc nghiên cứu – kinh doanh. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều công ty tại Việt Nam đầu tư vào mảng công nghệ này và bước đầu đã có những sản phẩm cụ thể. Bài viết này sẽ điểm một vài tên tuổi tiên phong và thành công nhất trong lĩnh vực này, làm nên bức tranh muôn màu về công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo – Xu hướng và cơ hội

Trí tuệ nhân tạo – AI đang là một trong những công nghệ được quan tâm nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, là một trong những đại diện tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Dự báo của Gartner cho thấy trong vòng 30 năm tới, AI sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ xã hội và sinh hoạt của con người, tiến tới biến đổi thế giới một cách mạnh mẽ.

Mặc dù thuật ngữ AI chỉ mới thịnh hành ở Việt Nam trong vài năm gần đây, nhưng đã có nhiều tổ chức – doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng nó vào công việc nghiên cứu – kinh doanh, tạo ra những kết quả rực rỡ. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian xử lí, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều công ty tại Việt Nam đầu tư vào mảng công nghệ này và bước đầu đã có những sản phẩm cụ thể.

Bài viết này sẽ điểm một vài tên tuổi tiên phong và thành công nhất trong lĩnh vực này, làm nên bức tranh muôn màu về công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Những “ông lớn” về AI tại Việt Nam

FPT

FPT là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện, được xây dựng trên cơ sở những công nghệ về học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính,… tiên tiến nhất hiện nay. Là lĩnh vực được FPT đặc biệt chú trọng và đầu tư, trong 6 năm vừa qua, FPT đã dành khá nhiều vốn và nguồn lực để nghiên cứu và đặt những viên gạch đầu tiên cho một nền tảng AI toàn diện. Tháng 6 năm 2017, FPT.AI lần đầu được trình làng, là nền tảng dành riêng cho các lập trình viên để tạo ra các giao diện tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên, tích hợp vào các nền tảng hội thoại như Facebook Mesenger hoặc các ứng dụng hội thoại do doanh nghiệp tự phát triển và các thiết bị thông minh như robot, điện thoại di động, thiết bị điều khiển. Năm 2018 đánh dấu bước tiến lớn của FPT.AI với sự ra mắt của 4 sản phẩm là: nền tảng hội thoại (FPT.AI Conversation) – ứng dụng phổ biến nhất hiện nay là chatbot, giúp tự động gắn kết với khách hàng; dịch vụ nhận dạng và xử lý giọng nói, ứng dụng trong tổng đài tự động (FPT.AI Speech); xử lý ảnh và tài liệu – ứng dụng trong bài toán nhận dạng các loại giấy tờ tùy thân và nhận diện khuôn mặt (FPT.AI Vision) và hệ cơ sở tri thức (FPT.AI Knowledge).FPT là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện, được xây dựng trên cơ sở những công nghệ về học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính,… tiên tiến nhất hiện nay.

Báo cáo đến cuối năm 2018, đã có gần 8000 lập trình viên phát triển các ứng dụng trên FPT.AI với hơn 3,4 triệu yêu cầu mỗi tháng và gần 155.000 giờ giọng nói đã được các đối tác của FPT.AI sử dụng. Hệ thống tổng đài tự động với công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói của FPT.AI đã thực hiện được hơn 750.000 nghìn cuộc gọi mỗi tháng, có thể thực hiện đồng thời 15.000 cuộc gọi vào giờ cao điểm, tương đương với hiệu suất làm việc của 500 tổng đài viên cùng lúc. Công nghệ nhận dạng chứng minh thư và giấy phép lái xe của FPT có độ chính xác lên đến 95%. Ứng dụng chatbot của FPT.AI tại FPT Shop đã hỗ trợ đến 70% tương tác với khách hàng…

Viettel

Cùng với FPT, dịch vụ nhận dạng tiếng nói của Viettel hiện đang được đánh giá là một trong hai đơn vị đứng đầu thị trường, vượt Google về độ chính xác.

Trung tâm không gian mạng (VTCC) của Viettel thành lập năm 2014 với AI là một trong những trọng tâm nghiên cứu. Hiện tại, VTCC.AI tập trung cung cấp 3 dịch vụ về xử lý tiêng nói, bao gồm Tổng hợp tiếng nói (Text to Speech), Nhận dạng tiếng nói (Speech to Text), và Voice wake-up. Sản phẩm có thể ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như đọc báo tự động, ứng dụng trong sách nói, hoặc ứng dụng trong hệ thống chăm sóc khách hàng tự động. Cùng với FPT, dịch vụ nhận dạng tiếng nói của Viettel hiện đang được đánh giá là một trong hai đơn vị đứng đầu thị trường, vượt Google về độ chính xác. Ngoài ra, công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên cho tiếng Việt cũng là mảng đang được trung tâm này tập trung phát triển với một trong những ứng dụng đầu tiên đó là Bot Platform – nền tảng tạo chatbot/trợ lý ảo.

Zalo

Khác với FPT và Viettel, những đơn vị vừa cung cấp nền tảng, vừa phát triển sản phẩm AI, phòng nghiên cứu Zalo AI lại phát triển ứng dụng AI trên chính nền tảng Zalo như một sản phẩm đi kèm.

Khác với FPT và Viettel, những đơn vị vừa cung cấp nền tảng, vừa phát triển sản phẩm AI, phòng nghiên cứu Zalo AI lại có hướng đi hoàn toàn khác, đó là phát triển ứng dụng AI trên chính nền tảng Zalo như một sản phẩm đi kèm mà một trong những mũi nhọn đó là Zalo Brain và Zalo Assistant.

Tại hội thảo Zalo AI Summit tổ chức cuối năm 2018, trợ lý ảo Ki-Ki chính thức được ra mắt với khả năng nhận diện giọng nói của người Việt và trả lời bằng giọng của ba miền gồm Bắc, Trung, Nam khá tự nhiên.

Sân chơi của những startup Việt

Cùng với làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trên cả nước và sự trỗi dậy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã có khá nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng ứng dụng AI ở Việt Nam mới dừng ở bước đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa có nhiều thành tựu đột phá, ứng dụng AI giải quyết các vấn đề cuộc sống còn khiêm tốn. Một số startup về AI có tiếng tăm và đang trên đà phát triển mạnh tại Việt Nam có thể kể đến đó là:

ELSA là một startup phát triển ứng dụng luyện phát âm tiếng Anh do Văn Đinh Hồng Vũ sáng lập, vừa lọt top 5 ứng dụng AI toàn cầu. Điểm nhấn của ELSA là vận dụng AI để nhận diện giọng nói chính xác đến 95%, nhờ đó có thể phân tích giọng đọc của người dùng, chỉ ra những điểm chưa chuẩn trong phát âm, từ đó chỉnh sửa để chuẩn hơn.ứng dụng luyện phát âm tiếng Anh ELSA.

Thị trường công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt ngoài những tên tuổi lớn như FPT.AI, VTCC với lợi thế đa dạng giọng vùng miền, và nhận dạng tốt giọng của người Việt đã có sự góp mặt của những đơn vị startup như VBee, Vaias.

Cũng giống như công nghệ về giọng nói, công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà cụ thể hơn là các nền tảng tạo bot thông minh tại Việt Nam cũng là một lĩnh vực đang có sự cạnh tranh khá lớn với những cái tên như Hana.ai, Harafunel và Messnow. Lợi thế lớn nhất của các nền tảng chatbot do người Việt phát triển đó chính là ngôn ngữ. Sự phức tạp của tiếng Việt là điểm cộng đáng kể giúp các nhà phát triển chatbot Việt có thể vượt mặt các nền tảng chatbot do các ông lớn công nghệ nước ngoài phát triển và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Kết

Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam hiện đang là một sân chơi rộng mở nhưng còn khá nhiều khó khăn và thách thức như vấn đề nguồn vốn, con người, sử dụng và quản lý dữ liệu,… Những nhà tiên phong trong lĩnh vực này tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem đến một làn sóng mạnh mẽ, giúp công nghệ AI trở nên phổ cập hơn và góp phần tối ưu hóa vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

#7 Phương pháp xác định nhanh 6 mẫu âm giai trong Guitar Lead

Làm Chủ 7 Mode Trong Guitar Lead [Chơi ở tất cả các Tone]

Hướng dẫn Django - Python - Day 5: Static Files